Loading...
Click để xem chi tiết

BÁC HỒ - TẤM GƯƠNG TỰ HỌC, GIỎI NHIỀU THỨ TIẾNG.
Nếu như ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu và quan trọng bậc nhất của con người thì ngoại ngữ chính là cầu nối không thể thiếu trọng quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia dân tộc. Chính vì vậy, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã không ngừng cố gắng, bền bỉ, kiên trì để trau dồi cho mình vốn ngoại ngữ. Bằng chính những phương pháp tự học đúng đắn, Bác Hồ có thể sử dụng thông thạo nhiều thứ tiếng phổ biến trên thế giới như : tiếng Pháp, Anh, Trung, Nga , Đức, Ý, ... và các thứ tiếng khó , ít người sử dụng như tiếng Thái, tiếng Ả Rập, hay một số tiếng của các bộ tộc thiểu số ở Việt Nam.

Vốn ngoại ngữ của Bác có được không phải do thiên bẩm, không phải do được tặng cho mà chính là nhờ tinh thần tự học chăm chỉ, khổ luyện mà có được.
Những ngày tháng bôn ba ở Anh, Bác tìm cho mình một công việc để làm. Công việc đầu tiên của Bác là đốt lò, sau vì quá vất vả, Người chuyển sang xin làm thuê tại Khách sạn Carlton.
Thường ngày Bác phải làm từ 8 giờ sáng tới 12 giờ trưa, tối từ 5 giờ tới 10 giờ đêm. Bác “thắt lưng, buộc bụng” để có chút tiền mua sách vở. Phương tiện học của Người cũng chỉ có vài quyển vở và một cây bút chì. Tự học là một điều rất tốt, nhưng Bác nghĩ tự học không thì vẫn chưa được đạt được hiệu quả tối đa. Thế nên sau một tuần đi làm, Bác quyết định dành tất cả số tiền kiếm được khi đi làm để thuê vị giáo sư người Ý để học thêm tiếng Anh vào buổi cuối tuần.
Không những thế, để cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp cũng như nâng cao vốn từ vựng tiếng anh Bác đã tận dụng mọi nơi, mọi lúc có thể để học tiếng Anh. Rơ-nê-Đi-pét đã viết về Bác trên tờ báo “Phong trào” rằng: “Trên đường đi tìm hiểu thế giới, ở mỗi nơi tàu dừng lại, đối với anh Ba đều là một trường Đại học. Ở đó, anh đã trực tiếp thu lượm được những hiểu biết”.
Thời gian ở London, Bác đã làm nhiều nghề khác nhau để có tiền ăn học. Trong thời gian chiến tranh, Bác dành nhiều thời giờ để nghiên cứu lịch sử thế giới, học tiếng Anh và suy nghĩ về tương lai của các dân tộc thuộc địa. Vừa học tiếng Anh, Bác vừa tìm hiểu nền văn hoá và lịch sử của các nước phát triển, đặc biệt là nước Mỹ. Riêng tài liệu nói về Mỹ của Bác đã lên đến hàng trăm bài, với các thể loại khác nhau, đề cập toàn diện và sâu sắc đến nước Mỹ.
Với tinh thần miệt mài, chăm chỉ và tận dụng mọi cơ hội để học, đi đến đâu, Bác cũng học được ngôn ngữ của nước đó. Cứ như vậy, Người đã chinh phục thêm rất nhiều thứ tiếng khác nữa: tiếng Trung Quốc, Thái Lan, Ý, Đức, Nga... và trở thành nhà lãnh đạo thiên tài của dân tộc Việt Nam.
#tiengAnh #tumoi
#hoctiengAnh
BÁC HỒ - TẤM GƯƠNG TỰ HỌC, GIỎI NHIỀU THỨ TIẾNG.
Nếu như ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu và quan trọng bậc nhất của con người thì ngoại ngữ chính là cầu nối không thể thiếu trọng quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia dân tộc. Chính vì vậy, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã không ngừng cố gắng, bền bỉ, kiên trì để trau dồi cho mình vốn ngoại ngữ. Bằng chính những phương pháp tự học đúng đắn, Bác Hồ có thể sử dụng thông thạo nhiều thứ tiếng phổ biến trên thế giới như : tiếng Pháp, Anh, Trung, Nga , Đức, Ý, ... và các thứ tiếng khó , ít người sử dụng như tiếng Thái, tiếng Ả Rập, hay một số tiếng của các bộ tộc thiểu số ở Việt Nam.

Vốn ngoại ngữ của Bác có được không phải do thiên bẩm, không phải do được tặng cho mà chính là nhờ tinh thần tự học chăm chỉ, khổ luyện mà có được.
Những ngày tháng bôn ba ở Anh, Bác tìm cho mình một công việc để làm. Công việc đầu tiên của Bác là đốt lò, sau vì quá vất vả, Người chuyển sang xin làm thuê tại Khách sạn Carlton.
Thường ngày Bác phải làm từ 8 giờ sáng tới 12 giờ trưa, tối từ 5 giờ tới 10 giờ đêm. Bác “thắt lưng, buộc bụng” để có chút tiền mua sách vở. Phương tiện học của Người cũng chỉ có vài quyển vở và một cây bút chì. Tự học là một điều rất tốt, nhưng Bác nghĩ tự học không thì vẫn chưa được đạt được hiệu quả tối đa. Thế nên sau một tuần đi làm, Bác quyết định dành tất cả số tiền kiếm được khi đi làm để thuê vị giáo sư người Ý để học thêm tiếng Anh vào buổi cuối tuần.
Không những thế, để cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp cũng như nâng cao vốn từ vựng tiếng anh Bác đã tận dụng mọi nơi, mọi lúc có thể để học tiếng Anh. Rơ-nê-Đi-pét đã viết về Bác trên tờ báo “Phong trào” rằng: “Trên đường đi tìm hiểu thế giới, ở mỗi nơi tàu dừng lại, đối với anh Ba đều là một trường Đại học. Ở đó, anh đã trực tiếp thu lượm được những hiểu biết”.
Thời gian ở London, Bác đã làm nhiều nghề khác nhau để có tiền ăn học. Trong thời gian chiến tranh, Bác dành nhiều thời giờ để nghiên cứu lịch sử thế giới, học tiếng Anh và suy nghĩ về tương lai của các dân tộc thuộc địa. Vừa học tiếng Anh, Bác vừa tìm hiểu nền văn hoá và lịch sử của các nước phát triển, đặc biệt là nước Mỹ. Riêng tài liệu nói về Mỹ của Bác đã lên đến hàng trăm bài, với các thể loại khác nhau, đề cập toàn diện và sâu sắc đến nước Mỹ.
Với tinh thần miệt mài, chăm chỉ và tận dụng mọi cơ hội để học, đi đến đâu, Bác cũng học được ngôn ngữ của nước đó. Cứ như vậy, Người đã chinh phục thêm rất nhiều thứ tiếng khác nữa: tiếng Trung Quốc, Thái Lan, Ý, Đức, Nga... và trở thành nhà lãnh đạo thiên tài của dân tộc Việt Nam.
#tiengAnh #tumoi
#hoctiengAnh
Loading...